Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

Chung tay ứng phó biến đổi khí hậu

 


Hiện nay, do sự tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người mà sự thay đổi khí hậu trong khoảng thời gian dài, biểu hiện rõ rệt qua sự nóng lên toàn cầu, mặt nước biển dâng và sự gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.

Biến đổi khí hậu (Climate change) thường đề cập tới hiện nay được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính (CO2, CH4, N2O…) vào bầu khí quyển, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ, bể chứa khí nhà kính như sinh khối, chặt phá rừng, sản xuất xi măng, sử dụng nguyên liệu hóa thạch, các hoạt động thay đổi sử dụng đất, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền… dẫn đến sự ấm lên của hệ thống khí hậu, gia tăng nhiệt độ bề mặt trái đất và kéo theo nhiều thay đổi khác.

Việt Nam hiện nay được đánh giá là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH). Trong 10 năm qua, mỗi năm nhiệt độ trung bình tại Việt Nam tăng thêm gần 0,1oC và nước biển dâng từ 2,5 đến 3cm. Nếu nhiệt độ trái đất tăng 2oC, khoảng 22 triệu người Việt Nam sẽ mất nhà cửa, khoảng 45% đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị mất do nước biển dâng.

Hậu quả biến đổi khí hậu không chỉ dừng lại ở đó, nhiệt độ tối đa sẽ tăng cao đến rất cao, nhiều ngày nóng, oi bức thường xuyên và kéo dài gây ra hạn hán, cháy rừng. Mùa mưa hoặc mùa khô có thể bắt đầu muộn hoặc sớm hơn, ảnh hưởng đến mùa lũ. Lượng mưa cực lớn dẫn đến lụt, lũ quét và lỡ đất, cường độ của các trận bão, gió lớn tăng lên, mực nước biển dâng nguồn nước và đất bị nhiễm mặn.

Trong nhiều năm qua, trái đất nóng dần lên khiến băng tan ở hai cực và các đỉnh núi cao. Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và tại Việt Nam với tần suất, cường độ và quy mô ngày càng lớn gây thiệt hại nặng nề về người và cơ sở vật chất.

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất bởi BĐKH. BĐKH ảnh hưởng mạnh đến nhiệt độ, lượng mưa và triều cường; tình trạng ngập lụt ở đô thị diễn ra thường xuyên và trầm trọng; xâm nhập mặn ngày càng sâu vào thượng nguồn ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước sạch, hoạt động sản xuất, cơ sở hạ tầng… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân cư thành phố. Các khu vực bị ảnh hưởng do ngập tại TPHCM bao gồm quận và các huyện: Bình Thạnh, Quận 2 và 9 (nay thuộc địa bàn Thành phố Thủ Đức), Quận 7, 8, 12, Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi.

Với tình hình đó, để giảm thiểu BĐKH, mỗi người dân cần tìm hiểu về ảnh hưởng của BĐKH đối với khu vực mình sinh sống để chủ động phòng tránh giảm nhẹ rủi ro, thiệt hại (ngập, sạt lở đất, bão, lụt…), không làm nhà ở khu vực có nguy cơ sạt lở; gia cố nhà cửa; bố trí chỗ thoát hiểm; chuẩn bị chỗ di dời đồ đạc khi có bão, ngập lụt; dự trữ nước uống, lương thực…

Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo và tuân thủ hướng dẫn của địa phương và Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM trong các trường hợp xảy ra thiên tai.

Chuẩn bị các biện pháp phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khỏe trong điều kiện thời tiết thay đổi theo chiều hướng cực đoan, thiên tai.

Giảm phát sinh khí thải nhà kính: Bỏ rác đúng nơi quy định để rác được thu gom và xử lý đúng; tiết giảm, tái sử dụng, tái chế và phân loại rác thải tại nguồn; ưu tiên sử dụng phương tiện công cộng đi bộ, xe đạp; giảm tiêu thụ năng lượng, ưu tiên năng lượng sạch; ăn uống cân bằng, hạn chế lượng thịt tiêu thụ; trồng và chăm sóc cây xanh; tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước mưa cho các mục đích phù hợp; ưu tiên mua sắm thực phẩm, sản phẩm tại địa phương.

(nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã quan tâm

Bài viết nổi bật trong tháng

Thăm Mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách có công tiêu biểu

 Ngày 24/7/2024, đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM làm trưởng đoàn đến thăm và tặng quà Trung tâm dưỡng lã...

Bài viết phổ biến