Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2025

Các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng

  Ngày 29/5/2025, Ủy ban nhân dân quận triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn quận. 

 Theo đó, UBND quận chỉ đạo Phòng Y tế quận cần tuân thủ Quyết định số 292/QĐ-BYT ngày 06/02/2024 của Bộ Y tế về ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng. Thực hiện nghiêm túc các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng, chống lây nhiễm trong khám bệnh, chữa bệnh. Tư vấn, hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh biết cách theo dõi và chăm sóc ca bệnh. Chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất, sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế cho công tác điều trị bệnh tay chân miệng. 

 Đối với Trung tâm Y tế quận cần phát hiện sớm ca bệnh, ổ dịch thông qua hệ thống báo cáo, khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở khám chữa bệnh và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng, nhóm trẻ, trường mẫu giáo. Hướng dẫn các trường học, nhóm trẻ chấp hành nghiêm túc nội dung “trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất 10 ngày kể từ khi khỏi bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các phỏng nước”. Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng bệnh trên tất cả các kênh truyền thông hiện có; phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng tại các trường mầm non, lớp mẫu giáo, nhóm trẻ trên địa bàn quận. 

 Đối với Bệnh viện quận, tiếp tục đảm bảo công tác khám và chẩn đoán bệnh tay chân miệng kịp thời, đánh giá đúng tình trạng bệnh đối với trẻ khám nghi ngờ bệnh tay chân miệng. Lưu ý các triệu chứng chẩn đoán sớm và các dấu hiệu cảnh báo chuyển độ nặng để điều trị kịp thời và hạn chế ca tử vong. Tiếp tục duy trì lấy mẫu xét nghiệm từ 1 - 2 ca bệnh tay chân miệng độ 1 hoặc độ 2A tại bệnh viện gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố. Tư vấn, hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh biết cách theo dõi và chăm sóc ca bệnh. Tổ chức hội chẩn liên viện, ngoại viện trong trường hợp cần thiết. Chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất, sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế cho công tác điều trị bệnh tay chân miệng. 

 Đối với các UBND phường cần thành lập các tổ kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tay chân miệng tại địa phương, trong đó tập trung tại các trường mầm non, mẫu giáo và nhóm trẻ. Đồng thời tăng cường công tác truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn phường. Chỉ đạo các trường mầm non, lớp mẫu giáo, nhóm trẻ trên địa bàn phường tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trong trường. Song song đó, huy động mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng tham gia công tác truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng. 

 Qua đó, hạn chế lây lan bệnh tay chân miệng trong cộng đồng, trường học, phát hiện sớm các dấu hiệu nặng của bệnh, hạn chế lây nhiễm chéo trong  bệnh viện, giảm thiểu tối đa ca nặng và tử vong do bệnh tay chân miệng.

 HOÀNG QUÂN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã quan tâm

Bài viết nổi bật trong tháng

Bàn giao công trình sửa chữa nhà

 Ngày 21/10/2024, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam Phường 14 tổ chức lễ bàn giao công trình sửa chữa nhà cho hộ bà Nguyễn ...

Bài viết phổ biến